Layout bàn phím cơ học phổ thông

Bộ nút bàn phím SA Maxkey KA 134 nút, tặng kèm keypuller

Bàn phím cơ rất phổ biến cùng với nhiều layout bàn phím phù hợp cho mọi nhu cầu

Các hãng sản xuất OEM như Filco, IKBC, Ducky hầu hết đều sử dụng các layout bàn phím tiêu chuẩn để sản xuất, phù hợp với đại đa số nhu cầu của mọi người.

Bên cạnh đó chúng ta còn có rất nhiều layout Custome tùy theo sở thích của cá nhân nữa.

Mỗi bàn phím khi nhà sản xuất làm ra sẽ phù hợp với một cộng đồng, một nhóm, một vài ngành đặc thù khác nhau. Tuy vậy chúng ta vẫn có thể chia nó thành các nhóm Kích cỡ như sau.

  • Kích cỡ Full 104 keys
  • Kích cỡ Tenkeyless 87 keys
  • Kích cỡ Mini 84 keys
  • Kích cỡ Mini 60 keys
  • Kích cỡ Mini 40 keys
  • Mình chỉ liệt kê Kích cỡ ANSI thông dụng thôi nhé.
  • Ngoài ra còn có 68% như tada68, Keywalker
  • Hay 84% như Keycool hay ở một số phím Custome của Kbdfans.

Bây giờ chúng ta cùng nhìn qua xem các loại kích cỡ, layout bàn phím kia có gì khác nhau không nhé?

1. Layout Full (104 keys)

Ảnh minh họa trên mạng
Ảnh minh họa trên mạng

Các bạn có thể thấy. Rất là giống Mitsumi. Nó phù hợp với ai không phải di chuyển nhiều, vẫn giữ thói quen sử dụng bàn phím số

2. Bố cục Tenkeyless (87 keys)

Nguồn: deskthority.net​
Nguồn: deskthority.net​
Filco Lotus (ảnh diatec.co.jp)​
Filco Lotus (ảnh diatec.co.jp)​

Như các bạn thấy. Ở Kích cỡ 87 này. Phần bàn phím số (numpad) đã được cắt giảm đi chỉ còn lại phần phím di chuyển về phần chữ. Bàn phím này phù hợp với ai thích di chuyển, mang đi vác lại. Nhược điểm duy nhất là không có phần Numpad nên có khi hơi bị thọt chút thôi. Nếu bạn vẫn thích Numpad nhưng lại không thích Kích cỡ 104, bạn có thể mua thêm Numpad rời nhé.

3. Kích cỡ Mini (84 keys)

Các loại kích cỡ,layout bàn phím c
Nguồn: Deskthority.net​
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Như các bạn thấy. Kích cỡ 75% hầu như tích hợp đủ mọi chức năng ăn chơi của Kích cỡtenkeyless (87). Nhưng nó lại rất là gọn. Trong hình là em Choc Mini một thời làm mưa làm gió trên thị trường bàn phím cơ Việt Nam. Sau cũng tự chết vì nó tự bỏ Cherry switch để về với Switch tự trồng. Tất nhiên tự trồng thì lởm hơn Cherry là chắc ^^.

4. Kích cỡ Mini (60 keys)

Nguồn: Deskthority.net (Phần in đậm là Layout 60)
Nguồn: Deskthority.net (Phần in đậm là Layout 60)
Nguồn: DangWang Blog
Nguồn: DangWang Blog

Như các bạn thấy. Kích cỡ 60% này bị cắt giảm các phím một cách khá triệt để. Mục đích để bạn có thể để vừa lên bàn phím laptop 13inch. Tin mình phát nhé, nhét thử vào xem có vừa không nhé ^^. Mục đích chính chẳng có gì khác ngoài việc vác đi vác lại. Nhưng bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng Layout mini này. Đôi khi nó sẽ gây ra sự khó chịu không cần thiết (với bạn nào hay phải sử dụng hàng F)

5. Kích cỡ Mini (40 keys)

Nguồn: Geekhack. Layout chính​
Nguồn: Geekhack. Layout chính​
Nguồn: Geekhack. Layout Function
Nguồn: Geekhack. Layout Function
Nguồn: Geekhack
Nguồn: Geekhack

6. Sự khác nhau giữa Layout ANSI vs ISO vs JIS

Bên cạnh các dạng bố cục bàn phím như vậy, chúng ta vẫn còn các tiêu chuẩn chung cho từng vùng miền khác nhau


I. ANSI

Nguồn: Deskthority
Nguồn: Deskthority

Layout ANSI được sử dụng ở Mỹ, Hà Lan, …. và rất nhiều nước khác trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Nhìn vào cái Enter nhé


II. Iso

Nguồn: Deskthority
Nguồn: Deskthority
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Layout ISO được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc khối Euro. Nó gồm 105 nút, 88 nút, 102 nút. Các bạn có thể gọi nó là layout UK cũng được. Nhìn vào cái Enter nhé


III. JIS

Nguồn: Deskthority.net
Nguồn: Deskthority.net
Nguồn: internet
Nguồn: internet

Layout JIS được sử dụng rất là phổ biến ở quê hương của Filco đó là Nhật Bản. Nó được tích hợp thêm một số phím dành cho tiếng Nhật.

P/s: Ngoài ra còn các layout khác được sử dụng. Nhưng độ phổ biến không rộng lắm.

Liên hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *