Chọn một chiếc tai nghe phù hợp như nào?

Tôi tin rằng, dù ít, dù nhiều, hầu như ai cũng có một chiếc tai nghe, cơ bản nhất là chiếc tai nghe stock cơ bản đi kèm điện thoại khi mua máy. Nhưng không phải lúc nào những chiếc tai nghe cơ bản đó cũng có thể khiến bạn hài lòng, đơn giản vì chất lượng của chúng thường tương đối tệ, chỉ ở mức độ chống cháy, dùng tạm mà thôi. Nhưng âm thanh ,tai nghe, loa đài là thú chơi cực kỳ tinh tế và cũng vô cùng lắm, nên bài viết này chỉ đề cập tới việc lưu ý khi chọn mua các loại tai nghe bình dân, giá rẻ từ 1 triệu đổ lại, các bạn mua tầm 2-3tr cũng có thể tham khảo được. Qua bài viết này tôi sẽ lưu ý một vài điểm cần lưu ý khi chọn mua tai nghe theo từng nhu cầu.
I. Loại tai nghe: Fullsize, onear, inear, earbuds Để có thể so sánh được với nhau, chúng ta hãy bỏ qua các vấn đề về giá cả, đưa về mặt bằng chung rằng giá các loại là tương đương nhau, các thương hiệu là bằng nhau nhéa. Tai nghe fullsize:

Đây là dạng tai nghe chụp đầu, có kích thước tương đối lớn, là lựa chọn số 1 cho các bạn ngồi lâu, chơi game, nếu so về cùng giá tiền, thì có lẽ fullsize luôn là thiết bị mang lại âm thanh tốt hơn cả Đặc điểm:– Có pad to, nên mua pad to hơn vành tai, điều này sẽ giúp bạn không bị mỏi tai, đau tai sau một thời gian dài sử dụng– Màng loa to hơn các loại inear, âm thanh mang lại cũng tốt hơn, nhất là các dải bass
– Loại này nếu có mic thường sẽ chia thành 2 dây 3,5mm để cắm vào máy tính, nếu không có mic thì chỉ có 1 jack 3,5mm thôi
Đối tượng sử dụng:
– Các bạn ngồi máy tính lâu– Các bạn thiên về chất âm, cảm giác đeo, cảm giác nghe tốt nhất ở cùng một mức chi trả

Một vài cái tên mình thấy hợp lý:
– Aula A6 gaming headset– Wangming– Steelseries 2ndb. Tai nghe onear

Nếu tai nghe fullsize là thiết bị ngồi 1 chỗ với driver lớn, âm thanh tốt, thì tai nghe on ear là thiết bị mang tính di động cao, gọn nhẹ mà chất lượng âm thanh mang lại vẫn tương đối tốtĐặc điểm:
– Loại này thường có pad bé hơn fullsize, mình thì thích chọn pad bằng nhung hơn đám bọc da vì đeo lâu nó cũng không bị tróc da– Có khả năng gấp gọn gàng, nhét túi, nhét balo– Chất âm mang lại vẫn khá tốt, driver nhỏ hơn hoặc bằng đám fullsize– Do đặc tính khá mỏng manh, nên dễ gãy, cần sử dụng cẩn thận và nhẹ nhàng– Đeo lâu có thể bị mỏi tai, đau taiĐối tượng sử dụng:
– Các bạn có nhu cầu đi lại cao, đi du lịch, đi học, đi làm hàng ngày…
Một vài cái tên:
– AKG K420 có thể nói là lựa chọn sáng giá trong phân khúc và thể loại này

c. Tai nghe inear

Đây là loại tai nghe nhét tai, núm cao su được nhét khá sâu vào trong lỗ taiĐặc điểm:
– Nhỏ gọn, nhét túi quần, túi áo, mang đi hàng ngày thoải mái– Chất âm mang lại bằng hoặc kém hơn đám fullsize, rõ nhất là ở các dải bass và âm trường– Bù lại khả năng cách âm khá tốt, một số loại tai nghe khi đeo vào có thể giảm tới 80-90% tiếng ồn, tôi đã thử với tai nghe QKZ Dm200, Sound magic PL11 và thực sự ấn tượng với khả năng giảm tiếng ồn của nó
– Do mang đi mang lại nhiều, nên khả năng bị đứt dây trong rất cao, cần mua thêm hộp đựng tai nghe và cuốn đúng cách khi không dùng để nhét trong bao.– Núm cao su nhét sâu vào tai, có thể gây ra sự khó chịu, bí bách đối với một số bạn, nhưng bù lại là khả năng cách âm, cũng như âm thanh mang lại thuần khiết, ít sạn và ảnh hưởng của môi trường hơn
Đối tượng sử dụng:
– Các bạn có nhu cầu nghe nhạc trên điện thoại, máy nghe nhạc mà hay phải đi lại– Đối với một số bạn không sử dụng máy tính, không chơi game, nhưng vẫn chỉ loanh quanh chỗ làm, ở nhà, thì cũng nên có một chiếc inear này để lên giường tự kỷ với em nó, giúp nhau vượt qua những ngày tháng FAMột số cái tên:
– QKZ DM200– Soundmagic PL11, E10– KZST PROd. Tai nghe earbuds

Ngoài tai nghe fullsize, thì đây chắc là loại tai nghe phổ biến hơn cả, ví hầu như hãng điện thoại nào có tai nghe đi kèm, cũng đều sử dụng loại này, ví dụ như Samsung, Apple, Nokia…Đặc điểm:
– Tính di động cao tương tự đám inear– Thoáng khí, không bị bí bách như trên inear– Đau vành tai sau một thời gian sử dụng– Cũng dễ đứt dây trong và yêu cầu cẩn thận như đám inearMột vài cái tên:
– Audio Technica ATH J100– Soundmagic– Sony