Chọn bàn phím phù hợp trong tầm giá 1tr5-2tr
Các tiêu chí cần vạch để lựa chọn bàn phím cơ ban đầu:
Chọn bàn phím cơ cần xem các yêu tố nhu cầu cụ thể
– Layout: mini – tkl hay fullsize, có cần phím số numpad, hàng funtion ( F1, f2… ) hay không ( xem thêm phân biệt các layout bàn phím )
– Kiểu kết nối: Có dây hay bluetooth, wireless
– Led: có hay không led, led đơn hay RGB
– Phần mềm: keymap, chỉnh led, macro
– Keycap: nhựa ABS, PBT ( đa phần anh em mua phím về sẽ thay keycap, đây có thể là yếu tố phụ, nhưng sẽ quyết định ở đoạn có nên mua hay không ở cảm giác bấm ban đầu ) Xem thêm ảnh hưởng của keycap tới cảm giác bấm
– Độ hoàn thiện: phân khúc này chủ yếu chỉ có case nhựa. case nhựa càng liền mạch, dày, ít đoạn thì càng chắc chắn.
– Cảm giác bấm: Chủ yếu phụ thuộc vào switch, đám gateron, kailhbox sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, cherry switch cũng không khá hơn mấy mà giá đắt hơn.
-> Switch: bàn phím OEM chủ yếu sử dụng switch ở dạng stock ( chưa lube, film, nguyên bản từ nhà sản xuất ) nên để có độ mượt mà nhất có thể tham khảo các dòng liner của gateron. clicky thì phê nhất kể tới white kailhbox. Xem thêm thông tin khá thú vị về Black cherry switch
-> Stab: đa phần sẽ sử dụng stab plate mount, stab stock tương đôi lọc xọc, hiếm khi wire thẳng, tùy phím mà có lube ít nhiều. Mua về thì tốt nhất lôi ra mod lại stab. Cao cấp hơn tí, cỡ 2tr hơn có các kit của Keydous, dòng NJ68, NJ80 thì stab của đám này làm khá tốt.
-> keycap stock: trong phân khúc này keycap đa phần để cho có, không thực sự ngon. Nếu phải chọn thì ưu tiên chọn đám nhựa PBT dày dặn chút bấm sẽ đầm hơn. Hoặc lên chợ tìm mấy bộ keycap bóc phím của Keydous NJ68, Nj80, Leop giá khá rẻ. Còn không thì thay hẳn keycap hịn hịn càng tốt. Đám keycap ABS ở phân khúc này coi như trash, không nên dùng.
Một số dòng bàn phím cơ khuyến nghị:
– Mini có TU40 custome: giá khá ổn áp, thường bán dưới dạng Kit, chưa có keycap, switch, cần có kinh nghiệm build bàn phím.
– GMK67: Chất lượng tốt, mạch hotswap, bluetooth ổn định, led RGB, có app chỉnh, tham khảo tại đây
– GK66 cũng cho chất lượng tốt, bluetooth 5.0, mạch hot swap, led RGB, cảm giác bấm ổn, phần mềm hơi khó dùng : tham khảo tại đây
– Keycool 84 tương tự 68, layout có thêm hàng F phù hợp cho các bạn làm thiết kế, autocad, photoshop… tham khảo tại đây
– Kit NJ68: độ hoàn thiện cao nhất, đầy đủ 3 mode type c, bluetooth 5.0, wireless 2.4ghz, led RGB, có app chỉnh, giá đắt hơn tầm 2tr một chút vì không có keycap, switch. tham khảo tại đây
– Các dòng bàn phím của keychron cá nhân mình thấy bản stock hơi đắt so với giá trị thực. keycap không ổn lắm, stab lọc xọc, điểm cộng cao nhất là thiết kế khá cân bằng, dễ nhìn, bluetooth cực kỳ ổn định, dùng tốt với MacOs, iphone, ipad.
– Dòng bàn phím Dareu, E-dra hay Akko chất lượng không thực sự tốt, nhựa khá ọp ẹp, switch lởm, giá rẻ phù hợp cho người mới chơi, nhu cầu cơ bản muốn trải nghiệm, chưa muốn bỏ nhiều tiền cho trải nghiệm cao cấp.
– Các kit bàn phím cơ giá loanh quanh 1tr, xuất xứ từ Trung quốc hiện nay khá nhiều, chất lượng same same nhau, đa phần đều hỗ trợ bluetooth, type C, một số có thêm wireless 2.4ghz, hiếm kit có app, tổng build switch, keycap cũng cỡ 1tr5-1tr7. Có thể tham khảo
- kit GK87 size TKl, 3 mod, led RGB mạch xuôi
- Kit next time 75 3mod, led RGB mạch ngược
- kit TM680 có dây, led rgb, có app
– Ngoài ra, tham khảo các mẫu bàn phím cơ đã qua sử dụng cũng là một lựa chọn tốt để có các sản phẩm chất lượng, phù hợp ngân sách.
Trên đây là một vài gợi ý để các bạn có thể chọn được chiếc bàn phím phù hợp nhất với nhu cầu của mình.