Foam lót bàn phím chọn sao cho phù hợp

foam ban phim co

Foam lót bàn phím cơ được anh em quan tâm rất nhiều bởi những tính năng hữu ích

FOAM LOT BAN PHIM

– Foam có khả năng tiêu âm tốt, giúp bàn phím có âm thanh gọn hơn, trầm ấm hơn

– Chi phí khá rẻ khi sử dụng sản phẩm nội địa trong nước, chất lượng vẫn tốt

– Dễ gia công, lắp đặt, đối với foam case ( foam bot )

– Foam PCB ( foam mid ) kẹp giữa PCB và Plate có thể cần rã hàn, hoặc nhẹ nhàng hơn với mạch hot swap

Chọn foam tiêu âm theo layout phù hợp

– Bàn phím chủ yếu có các layout cơ bản từ 40%, 60, 68, 75, 96, fullsize…. hay đang thịnh hành có layout 80 như NJ80 của Keydous, GMMK Pro, tham khảo các layout cơ bản tại đây

– Một số layout tiêu chuẩn như 60, 68, 75, 96% khoảng cách giữa các nút gần như là tương đồng nên khi chọn foam PCB có thể dùng chung được, có thể khác lỗ ốc tùy từng case.

foam ban phim co

– Các layout như TKL 87%, Fullsize 104, 108 chưa chắc tất cả các bàn phím đã giống nhau, như Leop lại có khoảng cách từ hàng F xuống nhỏ hơn của Filco. Dẫn tới việc muốn làm foam cho đám này cần tự đo vẽ lại, hơi tốn công một chút.

– Ngoài ra, các layout dị, không phổ biến như Alice, 40%, Split…. cũng cần tự đo vẽ lại cho phù hợp.

Tham khảo các mẫu Foam PCB cắt sẵn cho các layout phổ thông tại đây:

Chọn foam lót bàn phím theo loại vỏ case

Chiều dày của bàn phím cũng rất quan trọng khi chọn foam

– Các loại case OEM, tiêu chuẩn, foam pcb có độ dày khoảng 3,5mm như Dareu, Filco, IKBC, KeyDous…

– Một số loại case dạng Slim, mỏng như Keychron Q3, foam PCB độ dày khoảng 1,5mm, foam Case, 1,5mm

Chất liệu, cũng như độ nông sâu của đáy case cũng rất quan trọng

– Case OEM, vỏ nhựa, đáy sâu như hầu hết các loại bàn phím hiện nay, có thể dùng foam từ 2-4mm, không nên dùng quá nhiều, sẽ giảm hiệu quả tản nhiệt tại các tụ, cpu

– Case nhôm, gỗ, đáy nông như một số case Custome Tofu, ZZ60 thì chỉ có thể dùng foam mỏng 1-1,5mm

– Đặc biệt với mạch có hotswap, case nhôm càng cần phải để ý độ dầy foam để tránh bị kênh mạch.

– Với foam case, không cần thiết phải cố lấp đầy case, nên để khoảng hở cho PCB tản nhiệt, đặc biệt với PCB có led gầm. Hiệu quả tiêu âm là như nhau vì tiêu âm chỉ là một yếu tố nhỏ trong bàn phím.

Tham khảo các mẫu Foam case tại đây:

Chọn chất liệu để làm foam tiêu âm

Hiện tại có rất nhiều loại foam anh em có thể dùng, sau khi dùng một số loại mình có nhận định cá nhân như sau:

– Cao su lưu hóa: Mềm, hơi khó chế tác, gia công, độ đàn hồi tốt, tiêu âm tốt, dùng làm foam PCB tuyệt vời.

– Cao su non: Cứng hơn, dễ chế tác, gia công, độ đàn hồi không tốt bằng cao su lưu hóa, tiêu âm tốt, dùng foam foam Case tuyệt vời, foam PCB không tốt bằng, vì lựa chọn được độ dày tiêu chuẩn 3,5mm hơi khó.

– Mút bọt biển ( cả loại đen lẫn trắng ): Mềm, rỗng, chỉ có tác dụng chống sốc khi bọc hàng, không có tác dụng tiêu âm, hiệu quả thấp.

– Màng PE trắng: độ đàn hồi không bằng cao su, hiệu quả tiêu âm thấp, dễ gây ẩm, vết nước, chịu nhiệt kém, có thể gây chập, cháy mạch, không nên dùng.

– Foam Poron: hiệu quả tốt, độ đồng đều cao, bề mặt đẹp, gia công tỉ mỉ, giá đắt, nếu có điều kiện vẫn nên dùng loại này. Hiện nay foam Poron chủ yếu được dùng làm foam switch ( lót trên PCB, dưới switch ) dùng chung được với foam PCB để tăng hiệu quả tiêu âm

Trên đây là một vài thông tin tham khảo, các công nghệ mới sẽ được update dần dần, có thêm thông tin cũng như bổ sung rất mong anh em phản hồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *