Bếp từ – cấu tạo và nguyên lý hoạt động

bếp từ là gì
0
(0)

Bếp từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Bếp từ là thiết bị đun nấu thông minh sử dụng điện năng để hoạt động.

Bếp điện từ với nguyên lý khi bếp hoạt động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp

Từ trường đó tương tác với các mâm nhiệt dưới đáy nồi, chảo từ sẽ sinh nhiệt để làm nóng nồi, chảo, nấu chín thức ăn.

Cấu tạo của bếp điện từ

Thiết kế, hình dạng của bếp

Bếp từ được thiết kế các hình dáng đa dạng như hình vuông, hình tròn, tùy theo mong muốn của bạn mà bạn có thể chọn hình dáng bếp mình yêu thích.

Cùng tùy vào loại bếp âm hay dương sẽ ảnh hưởng đến độ dày của bếp. Chủ yếu độ dày sẽ nằm trong khoảng 7cm – 10cm rất dễ lắp đặt nên bạn không cần lo lắng về điều này.

Bếp cũng có nhiều loại như bếp đơn, bếp đôi, bếp 3-4 mâm phục vụ cho nhiều nhu cầu

Kính cường lực chịu nhiệt chủ yếu là Ceramic với gam màu đen cổ điển pha chút hiện đại sẽ giúp không gian bếp của gia đình bạn thêm phần sang trọng. Đối với bề mặt phía trên của bếp được cấu tạo từ lớp kính có cách nhiệt, chịu lực tốt, có độ dày từ 4cm – 7cm.

Bề mặt được thiết kế bảng điều khiển, nút bấm giúp bạn thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng bếp.

Mâm nhiệt

Mâm nhiệt hay còn gọi là cuộn cảm, là linh kiện quan trọng trong cấu tạo của bếp từ. Bộ phận này góp phần sinh nhiệt và đảm bảo độ ổn định, độ bền cũng như an toàn cho quá trình sử dụng bếp.

Cuộn cảm bếp được cấu tạo bởi vòng tròn đơn, gắn kết bằng các sợi dây đồng siêu bền, được cuộn trên một mặt phẳng. Khi kích hoạt dòng điện chạy qua mâm điện, bếp sẽ tự động nhận diện kích thước của nồi và chỉ sinh ra nhiệt đủ với kích thước của nồi nấu. Do đó, khi nấu ăn bằng bếp từ, vô tình tay bạn chạm vào ngoài vùng nấu nhưng không cảm thấy nóng. 

Ngoài bộ phận cảm biến nhiệt được gắn liền trên mâm dây thì trong bếp còn có một cảm biến nhiệt được gắn vào sò công suất IGBT bắt với tấm tản nhiệt. Nó được gắn chắc trên núm cao su có độ đàn hồi tốt với khả năng hút chặn của mặt kính bếp. 

Nó cũng có tác dụng đo nhiệt độ trên mặt kính và thường trực nhiệt độ cho sò công suất IGBT trong bếp điện từ. Nếu có sự thay đổi nhiệt từ sò công suất, ngay lập tức nó sẽ báo cho bộ phận vi xử lý đưa ra lệnh điều khiển tắt bếp.

Quạt làm mát

Quạt làm mát hay quạt tản nhiệt, quạt thông gió trong bếp điện từ đảm nhiệm vai trò làm mát, giảm nhiệt các linh kiện trong bếp, cân bằng lại nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất quá cao. Điều này sẽ giúp bảo vệ linh kiện và hoạt động của bếp luôn ổn định.

Mỗi bếp từ đều được trang bị 1 đến 2 quạt làm mát tùy vào số lượng vùng nấu của bếp và chất lượng quạt. Theo quy tắc thông thường, những loại bếp đôi sẽ thiết kế 2 quạt làm mát, cùng có bếp từ chỉ có 1 quạt. Tuy nhiên, số lượng quạt làm mát không quan trọng, quan trọng là bếp đang được sử dụng loại tản nhiệt nào để cân bằng được nhiệt độ bếp khi nấu ăn.

Quạt làm mát bếp từ thường có 2 loại:

  • Quạt đồng trục
  • Quạt tuabin

Trong đó, quạt tuabin thường sử dụng cho bếp nhập khẩu cao cấp, còn quạt đồng trục thường sử dụng trong các loại bếp có giá rẻ hơn. Với loại bếp sử dụng quạt tuabin  có hiệu suất làm mát nhanh, bền bỉ thường chỉ cần lắp đặt 1 chiếc là bếp có thể làm mát các linh kiện bên trong. Nhưng giá thành của quạt tuabin cũng khá đắt. 

Quạt làm mát ở bếp từ hoạt động với điện áp một chiều 18V. Quạt chỉ hoạt động khi nguồn điện được cắm đúng chiều cộng (+), trừ (-). Trong quá trình sử dụng, quạt thường có dấu hiệu bị hỏng do khô dầu, bong vít và rất ít hỏng phần điện.

Nếu các quạt đồng trục đã sử dụng từ trước muốn nâng cấp và thay đổi sang quạt tuabin là điều khó khăn. Vì cấu tạo của bếp đã được thiết kế sẵn, các chip điều khiển của hai loại quạt này cũng khác nhau. Bởi vậy, khi lựa chọn bếp điện từ bạn nên cân nhắc về linh kiện của hai loại quạt này.

Bo mạch của bếp

Mỗi thiết bị bếp điện từ có cấu tạo vi mạch khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo vi mạch bếp thường sẽ có:

  • Nguồn điện và mạch chỉnh lưu
  • Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung
  • Sò công suất IGBT
  • Tụ điện 
  • Cuộn dây Panel
  • Các cảm biến nhiệt độ
  • Khối vi xử lý MUC
  • Quạt làm mát
  • Cảm biến nhiệt
  • Diode cầu
  • Và một vài linh kiện nhỏ khác trong mạch điện bếp

Với cấu tạo của bếp, bo mạch chính hay còn gọi là bo công suất là bộ phận có kích thước khá lớn và dễ nhận thấy. Đối với bếp đôi thì bo mạch chính khá phức tạp vì được in hai lớp. Mạch công suất sẽ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm từ.

Bo mạch điều khiển đóng vai trò quan trọng, nó quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của bếp. Bo mạch điều khiển là bộ phận nhận lệnh thao tác trực tiếp của người dùng thông qua bảng điều khiển các phím bấm trên mặt bếp.

Nhưng so với bo mạch chính thì bo mạch điều khiển có cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều. Các linh kiện chủ yếu của bo mạch điều khiển là đèn led hiển thị và các phím bấm chọn chức năng nấu. 

Bo mạch chính – bo công suất

Mặt kính bếp điện từ

Kính Ceramic là loại kính được lựa chọn để thiết kế mặt bếp vì nó có khả năng chống trầy xước, chịu va đập, chịu lực tốt, chịu nhiệt rất tốt. 

Mặt kính đóng vai trò khá quan trọng trong bếp, nó vừa có nhiệm vụ bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong bếp. Đồng thời sẽ giúp gia tăng đảm thẩm mỹ cho toàn bộ chiếc bếp trở nên sang trọng. 

Mặt kính cao cấp hiện nay mà bạn có thể lựa chọn khi mua bếp từ là kính Schott Ceran của Đức và kính EuroKera của Pháp vì đây là 2 loại kính có chất lượng tốt, khả năng chịu lực cao. Hầu hết các loại bếp từ nhập Việt Nam, bếp từ Tây Ban Nha đều sử dụng loại mặt kính cao cấp này.

Bếp từ Rovigo FR66

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý chính của bếp điện từ là dùng dòng Fuco để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Khi cắm điện vào bếp từ mạch dao động điện LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp. Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn.

Vì lý do đó, nồi nấu phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ, các nồi thủy tinh hay gốm sứ không dùng trực tiếp trên bếp từ được mà cần có thêm đĩa từ lót ở dưới. Do nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt.

Phần mạch điện bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC – DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và tất nhiên là phải có MicroController để điều chỉnh và kiểm soát chế độ nấu.

Bài viết này có hữu ích không?

Nếu hữu ích hãy để lại đánh giá 5* cho Vietgear.vn nha!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có lượt đánh giá. Bạn là người đầu tiên đấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *